Chia thừa kế theo pháp luật là việc; cá nhân trước khi qua đời họ có tài sản nhưng không để lại Di chúc để định đoạt tài sản đó cho bất kỳ ai. Thì tài sản của người đó phát sinh việc thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật được Quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự hiện hành cụ thể. “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

I. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
1.1. Khi cá nhân qua đời thì họ có tài sản để lại (Di Sản thừa kế).
– Di sản do người chết để lại phải thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật.
+ Các trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:
- a) Không có di chúc;
- b) Di chúc không hợp pháp;
- c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
đ) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- e) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- g) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
1.2. Người thừa kế theo pháp luật phải thuộc Diện thừa kế và trong hàng thừa kế.
– Có 03 hàng thừa kế như sau:
- a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Ngoài ra khi những hàng thừa kế nêu trên không còn; thì Điều 652 Bộ luật dân sự quy định về thừa kế thế vị.
=> Khi phát sinh thừa kế theo pháp luật; mà những người được hưởng kỷ phần thừa kế không thể tự chia với nhau; thì một hoặc những người thừa kế còn lại có quyền; khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết để chia thừa kế.
II. CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT NỘP HỒ SƠ Ở TÒA ÁN NÀO?
2.1. Thẩm quyền Tòa án giải quyết chia thừa kế.
– Nếu di sản thừa kế (tài sản) là động sản; thì Tòa án cấp huyện, TP. Thuộc tỉnh nơi người bị kiện – bị đơn cư trú, làm việc.
– Nếu chia di sản thừa kế là Bất động sản thì Tòa án cấp huyện, TP. Thuộc tỉnh nơi có bất động sản (Nhà đất).
– Khi xem xét 02 yếu tố trên, nếu ở Biên Hòa, Đồng Nai thì đó là Cơ quan Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa.
2.2. Hồ sơ khởi kiện chia thừa kế gồm những gì?
– Đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế; tài liệu là giấy tờ tùy thân của các bên; giấy khai sinh của những người con; giấy tờ về nơi cư trú; giấy chứng tử của người chết; giấy tờ liên quan đến tài sản thừa kế để lại..vv..
2.3. Cách thức nộp hồ sơ chia thừa kế theo pháp luật như thế nào?
– Sau khi thu thập đủ hồ sơ; người khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại trụ sở Tòa án; hoặc nộp bằng hình thức gửi bưu điện đến Tòa án.
– Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án xem xét hồ sơ và cho đương sự nộp tạm ứng án phí.
– Tiếp đến thụ lý hồ sơ phân công Thẩm phán giải quyết.
– Thời hạn luật định tối đa 06 tháng; tuy nhiên trên thực tiễn liên quan đến tranh chấp thừa kế cơ bản là kéo dài; do phức tạp, nhiều tình tiết trong vụ án cần làm sáng tỏ.
III. KỶ PHẦN THỪA KẾ SẼ ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO?
– Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự, tại Khoản 2 và 3 quy định chi tiết như sau.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
TRÊN ĐÂY LÀ CHIA SẼ, TƯ VẤN HƯỚNG DẪN; CỦA CÔNG TY LUẬT BIÊN HÒA VỀ QUY ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT.
- Quý khách hàng cần Tư vấn chuyên sau, giải đáp hết tất cả các quy định về thừa kế; thừa kế theo pháp luật xin gọi ngay số đt: 0907.399.266 để được Tư vấn; Hình thức tư vấn của Luật Biên Hòa, vừa tư vấn ONLINE và nhận tư vấn trực tiếp tại Trụ sở Công ty; 8/3, nguyễn Du, KP.1, Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai. Dịch vụ tư vấn 24.7
Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã lựa chọn; đồng hành với Chúng tôi trong suốt thời gian qua.
- Chúng tôi luôn ưu đãi; tri ân khách hàng cũ đã từng làm việc với Công ty; Với tất cả các vấn đề về quy định pháp luật; Luật Biên Hòa tư vấn hoàn toàn miễn phí tri ân đối với khách hàng cũ.
ĐT/Zalo: 0966186123
Youtube: Luật Biên Hòa